Trong rất nhiều doanh nghiệp đang hoạt động cùng với thị trường, nền kinh tế khó khăn không thể tránh trường hợp kinh doanh bị thua lỗ và một tỏng những biện pháo được nhiều doanh nghiệp thua lỗ hiện nay sử dụng đó là thực hiện xin giải thể công ty để bảo vệ các quyền và lợi ích của mình. Vậy giả thể doanh nghiệp là gỉ? Hồ sơ giải thể doanh nghiệp được quy định như thể nào ? để doanh nghiệp có thể tiến thành giải thể đúng theo quy định của Luật pháp cũng như tiến hành được thuận lợi nhất.
Giải thể doanh nghiệp là gì?
Theo quy định của Luật Kinh tế, giải thể doanh nghiệp là việc doanh nghiệp chấm dứt các hoạt động kinh doanh do đã đạt được, thực hiện được những mục tiêu mà thương nhân đề ra hoặc bị giải thể theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, giải thể doanh nghiệp là hình thức phổ biến hiện nay với những doanh nghiệp gặp khó khăn không thể tiếp tục kinh doanh hoặc đang thực hiện kinh doanh nhung lại không kinh daonh nữa. Việc giải thể doanh nghiệp được xác định chủ yếu là cho những doanh nghiệp, công ty gặp thua lỗ trong quá trình kinh doanh, không thể vượt qua khó khăn nên lựa chọn việc sử dụng biên pháp giải thể doanh nghiệp.
Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.
Giải thể doanh nghiệp là việc doanh nghiệp chấm dứt hoạt động kinh doanh do đã đạt được những mục tiêu đặt ra hoặc bị giải thể theo quy định cuẩ pháp luật.
Vậy các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp được quy định ở đâu? Thủ tục như thế nào?
Có hai loại giải thể:
– Giải thể tự nguyện: là trường hợp chủ doanh nghiệp thực hiện rút lui khỏi thương trường vì những lý do riêng của họ hoặc trong điều lệ đã thỏa thuận.
– Giải thể bắt buộc: là trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc doanh nghiệp phải giải thể khi doanh nghiệp không đủ điều kiện luật định nào đó hoặc vi phạm pháp luật và bị thu hồi giấy chứng nhận kinh doanh.
Doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau đây:
– Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
– Theo quyết định của:
+Chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân.
+ Tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh.
+ Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn.
+ Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần.
– Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; ví như Công ty TNHH 2 thành viên chỉ còn 1 thành viên, Công ty cổ phần chỉ còn 1 hoặc 2 cổ đông, Công ty hợp danh chỉ còn 1 thành viên.
Tuy nhiên, việc giải thể doanh nghiệp sẽ gây nên nhiều khó khăn cho các Cơ quan quản lý và chính doanh nghiệp trong việc thanh toán hết những số nợ mà daonh nghiệp tuyên bố giải thể khi đó vẫn còn nợ. Do vậy, việc giải thể doanh nghiệp, giải thể công ty (http://luatthongnhat.com/giai-the-cong-ty-doanh-nghiep) là rất khó khăn và thủ tục để được giải thể doanh nghiệp, công ty cũng rất phức tạp.
– Hồ sơ giải thể doanh nghiệp
Quyết định của Chủ doanh nghiệp (nếu là DNTN), Hội đồng thành viên (nếu là công ty TNHH 2 thành viên trở lên), tất cả thành viên hợp danh (nếu là công ty Hợp danh), Đại hội đồng cổ đông (nếu là công ty Cổ phần), chủ sở hữu công ty (nếu là công ty TNHH 1 thành viên) về việc giải thể doanh nghiệp.
Phụ lục về quyền và nghĩa vụ của Tổ thanh lý tài sản
3 số báo liên tiếp về việc giải thể doanh nghiệp được đăng trên báo điện tửu hoặc báo viết có nội dùng: Tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, ngày cấp, nơi cấp ĐKKD …)
Xác nhận đã hoàn thành thủ tục khóa mã số thuế hoặc chưa đăng ký mã số thuế tại cơ quan quản lý thuế của doanh nghiệp.
Thông bao về việc thực hiện: Quyết định giải thể doanh nghiệp, thông báo về thanh lý tài sản, thanh lý các khoản công nợ
Biên bản họp Hội đồng thành viên (nếu là công ty TNHH 2 thành viên trở lên), tất cả thành viên hợp danh (nếu là công ty Hợp danh), Đại hội đồng cổ đông (Nếu là công ty Cổ phần), Chủ sở hữu công ty (nếu là Công ty TNHH 1 thành viên) về việc thông qua quyết định giải thể Doanh nghiệp
Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Mục lục hồ sơ được ghi theo thứ tự
Bìa hồ sơ bằng giấy mỏng hoặc nylon cứng
Trên đây là quá trình chuẩn bị hồ sơ xin giải thể doanh nghiệp tương tự như việc xin tư vấn bảo hộ thương hiệu, đăng ký bảo hộ logo để được chấp nhận hồ sơ.
huong-dan-thu-tuc-giai-the-doanh-nghiep1
– Thủ tục giải thể doanh nghiệp
Trước khi tiến hành giải thể doanh nghiệp bên phải đăng trên 3 số báo liên tiếp với nội dung giải thể
Tiến hành thủ tục quyết toán thuế đối với Chi cục thuế nơi bạn đặt địa chỉ chủ sở chính
Tiến hành thanh lý tài sản và khóa mã tài khoản tại ngân hàng (Nếu không mở tài khoản tại ngân hàng thì không phải làm thủ tục này).
Sau khi tiến hành các bước trên, các bạn chuẩn bị một bộ hồ sơ theo hướng dẫn bên trên
Trên đây là những hướng dẫn làm hồ sơ và thủ tục giải thể doanh nghiệp để những khách hàng có nhu cầu tìm hiểu những quy định về giải thể doanh nghiệp có thể nắm được có có những bước chuẩn bị để có thể xin đăng ký giải thể doanh nghiệp thành công và trong thời gian ngắn nhất.